Luật Đá Penalty – Những Quy Định Về Cú Sút Trên Chấm 11m

Luật đá penalty là một chủ đề được rất nhiều người mới theo dõi bóng đá chuyên nghiệp quan tâm. Ở bài viết dưới đây, CakhiaTV sẽ cùng đọc giả tìm hiểu về quy định của FIFA xung quanh những pha phạt đền.

Định nghĩa về penalty

Trước khi đến với luật đá penalty, CakhiaTV sẽ gửi đến đọc giả định nghĩa của FIFA về cú sút này. Theo đó, penalty (hay còn gọi là đá 11m, đá phạt đền) là một hình thức đá phạt trong bóng đá. Khi thực hiện quả phạt này, bóng sẽ được đặt ở vị trí cách khung thành và thủ môn đối thủ 11m.

Chấm penalty sẽ là nơi để thủ môn và tiền đạo đối đầu trực tiếp
Chấm penalty sẽ là nơi để thủ môn và tiền đạo đối đầu trực tiếp

Khi thực hiện phạt đền, chỉ có cầu thủ của bên đá phạt và thủ thành của bên chịu phạt được xuất hiện trong vòng cấm. Các cầu thủ còn lại của cả hai đội chỉ được phép tham gia vào pha bóng sau khi người thực hiện penalty đã tác động vào bóng.

Với những người mới tiếp cận với bóng đá, họ sẽ rất dễ nhầm giữa hai khái niệm penalty và đá luân lưu. Về cơ bản, một pha phạt đền có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong thời gian thi đấu của 2 hiệp chính. Ngược lại, loạt luân lưu chỉ diễn ra ở những trận knock-out khi đôi bên đã bất phân thắng bại trong 120 phút chính thức và hiệp phụ.

Xem thêm: Kèo Châu Á CakhiaTV | Cá Cược Bóng Đá Được Ưa Chuộng Năm 2024

Luật đá penalty quy định của FIFA

Vì tính chất quan trọng của một pha phạt đền, FIFA đã đề ra một bộ luật đá penalty vô cùng chi tiết. Hãy cùng CakhiaTV tìm hiểu về quy định trên chấm 11m ngay sau đây.

Những lỗi dẫn đến phạt đền

Theo luật đá penalty của Liên đoàn bóng đá thế giới, đội phòng ngự sẽ bị thổi phạt đền nếu phạm những lỗi sau với đối phương trong vòng cấm:

  • Ngăn cản cầu thủ bên phía đối phương một cách không hợp lệ: xoạc không trúng bóng, ngáng chân, cản người không bóng,…
  • Để bóng chạm tay hoặc cố tình dùng tay cản bóng (không áp dụng cho vị trí thủ môn)
  • Tác động thô bạo lên đối thủ: đá vào người, cùi chỏ, đánh nguội, xô đẩy,…
  • Xúc phạm đối thủ: nhổ nước bọt, chửi bới, khiêu khích thái quá,…
Tác động thô bạo đến đối thủ là lỗi trực tiếp dẫn đến penalty
Tác động thô bạo đến đối thủ là lỗi trực tiếp dẫn đến penalty

Xem thêm: Kèo Phạt Góc | Sân Chơi Hấp Dẫn Cùng Lợi Nhuận Khổng Lồ

Quy định thực hiện penalty

  • Luật đá penalty quy định cầu thủ thực hiện cú sút phải góp mặt trên sân ở thời điểm trọng tài thổi còi báo lỗi. Như vậy, những cầu thủ trên ghế dự bị hoặc đã bị tước quyền thi đấu sẽ không được phép thực hiện phạt đền.
  • Bóng phải được đặt trên chấm phạt đền được vẽ cách khung thành 11m.
  • Theo luật đá penalty, chỉ có cầu thủ thực hiện cú sút và thủ môn được phép đứng trong vòng cấm. Những cầu thủ khác bắt buộc phải đứng ngoài vòng 16m50.
  • Khi thực hiện cản phá, thủ môn buộc phải đứng ở vị trí ngay trên vạch vôi theo quy định. Người gác đền chỉ được di chuyển sau khi bóng đã rời chân đối phương. Nếu thủ môn di chuyển trước khi bên hưởng phạt đền thực hiện cú sút, tình huống phạt đền sẽ phải bắt đầu lại.
  • Cầu thủ chịu trách nhiệm sút phạt chỉ được tác động vào bóng sau khi có tiếng còi của trọng tài.
  • Nếu bóng bị thủ môn cản phá thành công hoặc chạm cột dọc/xà ngang, trận đấu sẽ được tiếp tục ngay lập tức.
  • Cầu thủ thực hiện cú sút được luật đá penalty công nhận sẽ không được chạm vào bóng lần thứ 2. Chỉ khi bóng chạm vào bất kỳ cầu thủ nào khác thì họ mới được quyền đá bồi.

Xem thêm: Thay Người Trong Bóng Đá – Bí Quyết Thay Đổi Cục Diện

Một số lỗi và hình phạt khi thực hiện penalty

  • Một lỗi rất phổ biến là thủ môn rời khởi vạch vôi trước khi đối thủ sút bóng. Khi đó, trọng tài sẽ yêu cầu thực hiện tại cú sút và bản thân người vi phạm sẽ phải nhận thẻ vàng nếu tái phạm 3 lần.
Thủ môn rời khỏi vạch vôi là lỗi phổ biến khi thực hiện đá phạt đền
Thủ môn rời khỏi vạch vôi là lỗi phổ biến khi thực hiện đá phạt đền
  • Pha phạt đền sẽ bị hủy nếu cầu thủ thực hiện cú sút chạm bóng lần thứ 2. Ngoài ra, trọng tài cũng có quyền hủy tình huống penalty nếu cầu thủ sút bóng trước khi có tiếng còi.
  • Nếu các cầu thủ đội tấn công bước vào vòng cấm trước khi bóng rời chấm 11m, bàn thắng sẽ không được công nhận. Ngược lại, cầu thủ phòng ngự bước vào vòng cấm trước tiếng còi của trọng tài, cú sút sẽ được thực hiện lại.
  • Cầu thủ bên phòng ngự cố tình tác động lên người thực hiện cú sút: đe dọa, sỉ nhục, tác động vật lý,… Tùy theo mức độ sẽ phải nhận thẻ phạt.

Xem thêm: Các Kỹ Thuật Trong Bóng Đá Cấp Độ Cơ Bản Dành Cho Người Mới

Những hình thức đá phạt đền được công nhận

Theo luật đá penalty, chỉ có hai hình thức đá phạt đền được công nhận: Sút bóng hướng vào khung thành hoặc phối hợp với đồng đội. Cụ thể như sau:

  • Sút bóng hướng về khung thành: Bất kỳ cầu thủ nào của đội tấn công đang góp mặt trên sân cũng có thể thực hiện cú sút này. Khi đó, cầu thủ sẽ sút bóng thẳng hướng về phía khung thành đối phương với 1 chạm duy nhất. Nếu bóng bị cản phá hoặc dội vào cột dọc/xà ngang, trận đấu sẽ ngay lập tức tiếp tục.
  • Phối hợp với đồng đội: Đúng như tên gọi, khi quyết định thực hiện chiến thuật này, cầu thủ sút bóng chỉ đẩy nhẹ bóng lên phía trên. Sau đó, đồng đội sẽ di chuyển từ ngoài vòng cấm vào và dứt điểm.Các hậu vệ sẽ không được quyền cản phá tình huống này do bóng chưa chạm vào cầu thủ thứ 2.
Các cầu thủ hoàn toàn có thể phối hợp cùng nhau khi sút penalty
Các cầu thủ hoàn toàn có thể phối hợp cùng nhau khi sút penalty

Xem thêm: Kèo Rung – Chú Ý Tip Để Soi Tỷ Lệ Tăng/Giảm Hiệu Quả

Lời kết

Trên đây là luật đá penalty cùng những quy định xung quanh pha phạt đền theo quy định của FIFA. Nếu thấy thích nội dung này, đọc giả hãy tiếp tục truy cập vào CakhiaTV mỗi ngày để đọc thêm những bài đăng hấp dẫn khác nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *